Triết lý của nông dân bò sữa hiện đại

25/05/2013 06:00 GMT+7

So với trồng trọt hay chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi bò sữa là một nghề còn khá non trẻ và đòi hỏi lắm công phu. Vì thế, nông dân chăn nuôi bò sữa ngoài sự cần cù, họ còn phải rất kiên trì và chịu khó áp dụng các kiến thức mới, các quy chuẩn nhằm mang đến nguồn sữa chất lượng cao cho người tiêu dùng.

Nghề nuôi bò cũng lắm công phu!

Theo nhiều nông dân, so với các nghề nông truyền thống, chăn nuôi bò sữa mang lại thu nhập ổn định nhưng rất vất vả. Ví dụ như vắt sữa là khâu dễ nhất nhưng cũng tốn nhiều thời gian và công sức của người nông dân.

Lớp tập huấn chăn nuôi bò sữa của FrieslandCampina Việt Nam
Lớp tập huấn chăn nuôi bò sữa của FrieslandCampina Việt Nam

Chị Phạm Thị Lê, chủ trang trại bò sữa 70 con ở Củ Chi (TP.HCM), kể: “Bò sữa là giống khá nhạy cảm, nên chúng tôi phải am hiểu tâm lý của bò và nhất cử nhất động phải thật đúng nguyên tắc. Riêng khâu vắt sữa, để đạt hiệu quả tối đa, chúng tôi phải đảm bảo ba yếu tố: Đúng giờ, đúng chỗ và đúng cách. Chỉ cần sai lệch một trong 3 yếu tố đó, bầu vú bò vẫn còn căng, sữa còn tức nhưng bò vẫn không tiết ra giọt nào. Khi đó, người nuôi không chỉ bị thất thu mà bò còn có nguy cơ bị bệnh viêm vú”.

Chị Lê cho biết thêm, về bản chất, sữa bò là sạch và tốt cho sức khỏe, nhưng môi trường vắt sữa luôn đầy rẫy vi khuẩn. Vì vậy, để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập sữa, người vắt phải tuân thủ nghiêm túc các bước vệ sinh bộ dụng cụ vắt sữa và phải phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sau mỗi lần sử dụng. Vải lọc phải tuyệt đối sạch, thay mới ở mỗi lần sử dụng để hạn chế tối đa vi khuẩn từ bụi, lông bò hay đất cát…

Về phía người vắt sữa, phải rửa tay thật sạch trước khi vắt, không được chạm vào vú bò nếu tay có vết thương hở, quần áo cũng phải thật sạch sẽ. Nói tóm lại, hình ảnh người nông dân “tay lấm chân bùn” không được phép xuất hiện trong quá trình vắt sữa bò. 

Bán sữa cho Cô Gái Lan khó lắm

Xuất thân là nông dân nuôi heo, bò lấy thịt, những kinh nghiệm về nuôi bò sữa trên không phải do chị Lê tự đúc kết lấy mà được hướng dẫn bởi đơn vị thu mua sữa là Cô Gái Hà Lan.

Chị Lê nói: “Bán được sữa cho Cô Gái Hà Lan khó lắm vì họ áp dụng rất nhiều tiêu chuẩn. Không chỉ kiểm tra chất lượng, vệ sinh của từng mẻ sữa, mà họ còn kiểm tra cả quá trình nuôi bò của nông dân nữa. Ngay cả việc giao sữa cũng phải thật đúng giờ chứ không phải thích lúc nào giao lúc đó như cho thương lái dạo vì cần đảm bảo sữa đi từ nông hộ đến bồn làm lạnh để chuyển về nhà máy không quá 3 giờ đồng hồ để giữ độ tươi của sữa. Ban đầu thấy khá bất tiện nhưng từ các buổi tập huấn của công ty, chúng tôi thấy tất cả những quy chuẩn đó là rất cần thiết. Trước thì bị ép buộc, sau lại tự nguyện ép mình vào kỷ luật đó vì chúng tôi đã hiểu rằng mình đang cùng Cô Gái Hà Lan đem đến nguồn sữa chất lượng cao cho bà con mình”.

Thêm một lý do nữa khiến nông dân luôn vui vẻ khi giao sữa cho đơn vị “khó tính” này là hình thức hợp đồng trực tiếp giữa công ty với nông dân không thông qua thương lái bên ngoài. Khi đó, mỗi nông dân sẽ trở thành một đối tác của tập đoàn sữa hàng đầu thế giới với gần 140 năm kinh nghiệm.

“Được làm việc với một đối tác tầm cỡ và tuân theo nguyên tắc chất lượng là hàng đầu không làm chúng tôi thấy phiền lòng mà ngược lại còn lấy làm hãnh diện và xem đó như quy chuẩn đạo đức cho nghề nghiệp của mình”, chị Lê khẳng định.

Anh Lưu Văn Tân, Phụ trách Chương trình Phát triển ngành sữa của Cô Gái Hà Lan cũng bày tỏ: “Cô Gái Hà Lan áp dụng chính sách thưởng, phạt rõ ràng tương ứng với từng loại chất lượng sữa được thu mua. Quả thật chúng tôi không muốn làm khó nông dân nhưng FrieslandCampina là công ty đòi hỏi rất cao về sữa nguyên liệu để đảm bảo sữa đến tay người tiêu dùng luôn đạt chuẩn của FoQus. Đây là hệ thống quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm được Cô Gái Hà Lan xây dựng đảm bảo quy trình sản phẩm đi từ đồng cỏ đến ly sữa đồng nhất tại Việt Nam cũng như Hà Lan. Và chúng tôi cũng rất vui vì hầu hết bà con đều hiểu điều đó”.

Khải Du

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.