Nhiều bệnh lưu hành do vệ sinh kém

10/12/2015 10:54 GMT+7

Theo báo cáo của Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, đến cuối năm 2015 Việt Nam có 65% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, 35 % hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Theo báo cáo của Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, đến cuối năm 2015 Việt Nam có 65% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, 35 % hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Điều kiện vệ sinh kém khiến nhiều bệnh dịch lưu hành, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Thấp còi do bệnh dịch
Thống kê của Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn cho biết, hiện có nhiều bệnh tật liên quan đến vệ sinh ở Việt Nam, trong đó 1 triệu ca tiêu chảy/1 năm. Các bệnh nhiễm giun lây truyền qua đất còn phổ biến với khoảng 50% - 90% ở một số vùng bị nhiễm giun. Tỉ lệ thấp còi trung bình ở trẻ dưới 5 tuổi hiện chiếm 26%. Đáng lưu ý, chiều cao trẻ 5 tuổi sống ở thôn bản phóng uế bừa bãi thấp hơn 3,7 cm so với trẻ sống ở thôn bản xóa bỏ phóng uế bừa bãi. Vệ sinh kém là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh dịch, ảnh hưởng đến cải thiện chiều cao ở trẻ em, gây tổn thất cho nền kinh tế.
Theo đánh giá của Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, tỉ lệ tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS) còn thấp (hiện mới đạt 65% các hộ gia đình nông thôn); Nhận thức về xây dựng, sử dụng, bảo quản nhà tiêu HVS còn hạn chế; Thực hiện các hành vi vệ sinh cá nhân còn thấp. Ước tính, chi phí cho điều trị các bệnh do vệ sinh kém khoảng 780 triệu USD/năm, thiệt hại 1,3% GDP(6).
Hiệu quả từ đầu tư cho vệ sinh
Thách thức ở Việt Nam là tỉ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu HVS tập trung vào hầu hết các hộ nghèo. Họ ở vùng sâu vùng xa, điều kiện khó khăn nên không có cơ hội tiếp cận nhà tiêu HVS. Trong khi đó, nhận thức về xây dựng, sử dụng, bảo quản nhà tiêu HVS và thực hiện các hành vi vệ sinh cá nhân còn thấp. Một nghiên cứu trong năm 2015 cho biết, chỉ có 12% người dân có thói quen rửa tay trước khi ăn; 12,2% rửa tay sau khi đi tiểu và 15,6% sửa tay sau khi đi tiêu; thị trường dịch vụ vệ sinh chưa phát triển cũng là hạn chế trong tiếp cận các điều kiện vệ sinh cá nhân.
Đáng lưu ý là chưa có sự quan tâm, vào cuộc của các cấp chính quyền. Hiện nguồn vốn dùng cho công tác vệ sinh mới đáp ứng được 30% so với yêu cầu; chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới, chưa coi các tiêu chí về vệ sinh là tiêu chí cứng và chưa có dòng kinh phí riêng cho công tác vệ sinh.
WHO ước tính 1 đô la đầu tư vào vệ sinh đem lại 5,5 đô la lợi nhuận kinh tế toàn cầu. Theo các chuyên gia, việc sử dụng nhà tiêu HVS sẽ giảm 32% bệnh tiêu chảy và thực hiện rửa tay bằng xà phòng đúng lúc: giảm 49% bệnh tiêu chảy.
Cần có chiến lược cho vệ sinh phòng bệnh
VN đang đặt ra mục tiêu đến năm 2025 chấm dứt tình trạng đi tiêu bừa bãi; năm 2030 toàn bộ các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu HVS. Theo các chuyên gia, để thực hiện được các mục tiêu này cần có nhiều giải pháp. Đầu tiên là áp dụng các giải pháp truyền thông thay đổi hành vi mới, sáng tạo, nhằm tạo ra nhu cầu xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân…
Quốc hội nên xem xét đưa chỉ tiêu vệ sinh vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 2016-2020: 75% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu HVS vào năm 2020, và “40% số thôn bản được công nhận Cộng đồng hoàn thành dứt điểm công trình vệ sinh hộ gia đình” nhằm: Tăng cường trách nhiệm các cấp chính quyền với công tác vệ sinh. Huy động nguồn lực một cách thường xuyên, bền vững. Thực hiện cam kết của Chính phủ đến năm 2030. Qua đó kêu gọi nguồn lực của các tổ chức quốc tế.
Thông qua Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới: bổ sung chỉ tiêu vệ sinh thành một chỉ tiêu ngang hàng với tiêu chí về nước và phê duyệt Chương trình với dự án thành phần về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Đưa nội dung giám sát về công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh vào trong chương trình giám sát của các đại biểu quốc hội tại địa phương.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.