• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Các vết loét vùng miệng cần phân biệt với ung thư

26/09/2017 08:39 GMT+7

Loét miệng, còn được gọi là loét aphthous, tổn thương nhỏ, nông phát triển trên các mô mềm trong miệng và tại nướu răng và gây đau đớn, khó khăn khi ăn và nói chuyện.

Bài: An Nhiên (nguồn: http://infonet.vn/)

 

Các triệu chứng

Vết loét có hình tròn hoặc hình bầu dục với một trung tâm màu trắng, màu vàng và màu đỏ ở vùng biên giới. Nó ở trong miệng trên hoặc dưới lưỡi, niêm mạc má, môi, và tại tiếp giáp của nướu răng.

 

Các dạng loét miệng

- Vết loét miệng nhỏ Là dạng loét miệng phổ biến nhất, (80% trường hợp), vết loét nhỏ hơn 1cm, có màu vàng nhạt, xung quanh viêm đỏ, ít thấy ở nướu và khẩu cái cứng. Vết loét làm bệnh nhân đau. Tổn thương kéo dài 7-10 ngày và sau đó lành mà không để lại một vết sẹo.
- Vết loét miệng lớn Loại này ít phổ biến hơn: 10% trường hợp, có kích thước hơn 1cm, bờ không đều, đau đớn dữ dội. Tổn thương kéo dài từ hai tuần đến vài tháng, nhưng sẽ chữa lành để lại một vết sẹo. Loét miệng dạng Herpes xảy ra trong khoảng 10% trường hợp. Đây là những vết loét có kích thước nhỏ, khoảng 1-2 mm. Gồm rất nhiều vết loét tập trung lại. Không liên quan đến virus herpes. Các triệu chứng khác: Sốt, sưng hạch bạch huyết.

 

Loet aphthous mieng

Loét dạng aphthous ở môi

 

Loet aphthous mieng

Loét Herpes miệng

 

Cẩn trọng với tổn thương ung thư miệng biểu hiện dưới dạng loét

Vết loét ung thư có đặc điểm sau mà bệnh nhân cần chú ý:

- Thường kéo dài không lành hơn ba tuần.

- Thường xuất hiện ở lưỡi và sàn miệng

- Thường có liên quan với người trên 40 tuổi có tiền sử hút thuốc lá nặng hoặc uống rượu.

- Có biểu hiện là bờ không đều, gồ cứng, nhô cao, đáy xuất huyết, nền cứng dính.

- Ung thư khoang miệng giai đoạn đầu ít có cảm giác đau rát, khó chịu hoặc đau rát nhưng mức độ nhỏ, bệnh nhân thường lầm tưởng là chứng nhiệt miệng nên chủ quan, không đi khám. Chỉ đến khi tổn thương lan tỏa, vết loét không liền và xuất hiện nhiều triệu chứng như khó ăn uống, khó nuốt, chảy máu, đau tai, có hạch ở cổ… thì các khối u khoang miệng đã quá lớn.

- Ung thư khoang miệng gồm: môi (trên, dưới, mép), lợi hàm trên, lợi hàm dưới, khe liên hàm, lưỡi, niêm mạch má và sàn miệng. Nếu điều trị ở giai đoạn một và hai, tỷ lệ sống trên 5 năm có thể lên tới 85%.

- Tuy nhiên, khi khối u đã xâm lấn rộng, có di căn hạch, tỷ lệ này giảm xuống dưới 50%. Giới chuyên môn cũng cảnh báo kể cả khi bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị bệnh cũng rất dễ tái phát hoặc xuất hiện ung thư thứ phát nên rất cần được theo dõi định kỳ sau quá trình điều trị.

- Ung thư miệng là ung thư phổ biến đứng hàng thứ 6 trên thế giới, xếp thứ 4 trong các ung thư ở nam và thứ 8 trong các ung thư nữ. Khói thuốc và rượu là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư khoang miệng. Những người có thói quen nhai trầu, xỉa thuốc dễ bị ung thư niêm mạc má.

 

kiem tra mieng

 

Nguyên nhân của loét áp-tơ

Loét áp-tơ không có nguyên nhân rõ ràng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng loét áp-tơ có thể được gây ra bởi một phản ứng của hệ miễn dịch, khi mà hệ thống miễn dịch của cơ thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:

- Chấn thương: như răng giả không phù hợp làm cắn má, chấn thương từ răng cắn trúng môi má lưỡi khi ăn nhai, bàn chải lông ứng, chải răng quá mạnh, chấn thương miệng do thể thao.

- Những thay đổi hormone: Một số phụ nữ thấy rằng loét miệng xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt.

- Một số người hút thuốc thấy phát triển loét chỉ sau khi ngừng thuốc.

- Thiếu sắt, hoặc thiếu một số vitamin (như vitamin B12 và acid folic) có thể là một yếu tố trong một số trường hợp.

- Yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò trong một số trường hợp.

- Căng thẳng, lo lắng, stress.

- Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm virus, nhiễm nấm.

- Một số bệnh lý toàn thân cũng có vai trò như bệnh dạ dày, khiếm khuyết về huyết học, bệnh dị ứng

- Helicobacter pylori, vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng.

- Rối loạn đường ruột nghiêm trọng gây ra bởi nhạy cảm với gluten, một loại protein tìm thấy trong hầu hết các loại ngũ cốc.

- Bệnh viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

- Bệnh Behcet, rối loạn hiếm gặp gây ra viêm nhiễm khắp cơ thể, bao gồm cả miệng.

- Hệ thống miễn dịch bị tấn công từ virus và vi khuẩn.

- HIV/AIDS, ngăn chặn hệ thống miễn dịch.

- Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.

- Vết loét miệng không liên quan với nhiễm virus herpes.

- Kiểm tra và chẩn đoán: Kiểm tra xét nghiệm không cần thiết để chẩn đoán viêm loét đau miệng. Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể nhận ra chúng với trực quan.

- Phương pháp điều trị và thuốc: Loét áp-tơ thông thường thường tự khỏi sau 7- 10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có loét áp-tơ khổng lồ hoặc vết loét gây đau đớn, ăn uống khó khăn, loét tái đi tái lại với tần suất nhiều, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân thì có chỉ định điều trị. Điều trị không phải là khỏi hẳn mà là chỉ giảm bớt thời gian bị loét, giảm số lần tái phát và giảm các triệu chứng khi đang bị loét.

 

hot-pepper-desktop-wallpaper

Các loại thức ăn cay, chua gây ảnh hưởng  đến vết loét

 

Một số phương pháp điều trị và phòng chống

- Tránh thức ăn cay và chua cho đến khi vết loét lành. Có thể súc miệng với nước muối ấm, loãng 2 lần một ngày.

- Nước súc miệng và thuốc mỡ có corticosteroid cho các trường hợp nặng nhất như dexamethasone steroid để giảm đau và giảm viêm. Tuy nhiên, thuốc không giúp ngăn ngừa tái phát. Khi dùng quá 5 ngày, thuốc có thể gây kích ứng và tạo điều kiện cho nấm phát triển.

- Kamistad bôi tại chỗ vết loét miệng khoảng 3 lần trong ngày.

- Nitrate bạc: Bôi trực tiếp lên tổn thương.

- Thuốc uống: Thuốc không đặc biệt cho điều trị.

- Bổ sung dinh dưỡng, bác sĩ có thể quy định bổ sung dinh dưỡng nếu tiêu thụ lượng thấp các chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như (axit folic) folate, vitamin B6, vitamin B12 và kẽm.

 

Để giảm đau và nhanh chữa lành

Súc miệng bằng baking soda (hòa tan 1 muỗng cà phê soda vào 1/2 chén nước ấm), hydrogen peroxide pha loãng một nửa với nước hoặc 1 phần simethicone (Maalox). Hãy chắc chắn nhổ hỗn hợp này ra sau khi rửa miệng. Hãy thử qua sản phẩm có chứa một chất gây tê, chẳng hạn như Anbesol và Orajel.
Áp nước đá vào vết loét.

Đánh răng nhẹ nhàng, bằng cách sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng không có tác nhân tạo bọt, chẳng hạn như TheraBreath.

Thuốc thay thế Bổ sung dinh dưỡng, bao gồm cả kẽm, folate và vitamin B.

Phèn hoặc cam thảo deglycyrrhizinated (DGL), áp trực tiếp vào các vết loét.

Các kỹ thuật giảm căng thẳng, chẳng hạn như yoga và thiền định.

 

IMG 9332

 

Làm gì giảm khả năng xuất hiện của loét áp-tơ

- Duy trì vệ sinh răng miệng tốt bằng cách sử dụng chỉ tơ nha khoa hàng ngày và đánh răng sau bữa ăn.

- Đánh răng rất nhẹ nhàng, sử dụng bàn chải có lông mịn, cẩn thận không để trượt với bàn chải.

- Tránh nói chuyện trong khi bạn đang nhai thức ăn.

- Giảm stress, biết thư giãn.

- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý, giàu vitamin A, C, trái cây tươi và rau quả.

- Khám nha sĩ 6 tháng một lần.

 

Q&A

BS CKI Đỗ Tấn Vinh - Phòng khám đa khoa Vigor Health

Xin hỏi bác sĩ tôi phải làm gì khi bị viêm loét miệng?

Viêm loét miệng thường tự khỏi sau một đến hai tuần mà không để lại một di chứng nào. Tuy vậy, trong một số trường hợp, bạn cũng cần phải sử dụng một số liệu pháp như súc miệng hoặc bôi một số thuốc có chứa steroid như dexametha- sone để giảm viêm nhiễm phù nề tại ổ loét. Thuốc kháng sinh như tetracycline làm giảm đau, giảm viêm, làm mau lành vết loét nhưng hiện nay ít được dùng, đặc biệt ở trẻ em.

Bạn cũng có thể uống các thuốc như prednisolon, colchicine (thuốc điều trị bệnh gút) hoặc cimeti- dine (thuốc điều trị dạ dày) để giảm đau và kháng viêm trong các trường hợp viêm loét miệng nặng và lâu lành. Các thuốc làm khô, se ổ loét như nitrate bạc cũng có thể được sử dụng để giúp giảm đau và mau lành vết loét. Nếu ổ loét gây đau nhiều, cho bệnh nhân uống thêm giảm đau (paracetamol), vitamin C, vitamin PP. Ăn lỏng, tránh các chất kích thích như ớt, hạt tiêu… gây đau ổ loét.

 

Làm cách nào để phòng ngừa loét miệng?

Cơ chế gây loét miệng chưa rõ nên việc dự phòng viêm loét miệng chủ yếu dựa vào việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ như không ăn quá nhiều các thức ăn gây kích thích khoang miệng (ớt, hạt tiêu, dấm…). Việc cung cấp một chế độ ăn đầy đủ các loại vitamin (C, B1, B6, B12, PP…) và các yếu tố vi lượng như kẽm, đồng…cũng rất quan trọng vì đây là các yếu tố không thể thiếu đảm bảo cho da và niêm mạc khỏe mạnh, không bị tổn thương. Bỏ thói quen nói chuyện nhiều trong khi ăn để tránh cắn phải lưỡi hoặc niêm mạc má. Dùng bàn chải răng thích hợp và làm vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng phương pháp để lợi không bị viêm loét. Quyết tâm bỏ hút thuốc lá, nghiện rượu, đồng thời bổ sung đủ chất trong chế độ ăn hằng ngày, không thức đêm nhiều, làm việc quá sức cũng như tránh các căng thẳng, các stress về mặt tâm lý, tạo một sự hài hòa, thoải mái trong cuộc sống cũng sẽ giúp bạn tránh được những phiền hà do viêm loét miệng gây ra.

Top
Top