Về hưu, không có nghĩa rũ bỏ hết trách nhiệm

04/07/2014 15:45 GMT+7

Xưa nay, trong suy nghĩ của một số cán bộ, công chức thường cho rằng một khi đã về hưu thì coi như hết trách nhiệm, hay đúng hơn là đã 'hạ cánh an toàn'. Nhưng gần đây, nhiều cán bộ dù đã nghỉ hưu vẫn bị cơ quan chức năng triệu tập, điều tra để làm rõ trách nhiệm về những sai phạm khi còn đương chức.

Xưa nay, trong suy nghĩ của một số cán bộ, công chức thường cho rằng một khi đã về hưu thì coi như hết trách nhiệm, hay đúng hơn là đã 'hạ cánh an toàn'. Nhưng gần đây, nhiều cán bộ dù đã nghỉ hưu vẫn bị cơ quan chức năng triệu tập, điều tra để làm rõ trách nhiệm về những sai phạm khi còn đương chức.

Tôi rất tâm đắc với phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong dịp tiếp xúc với cử tri TP.Hà Nội vừa qua khi nhắc đến vấn đề liên quan tới khối tài sản "khổng lồ" của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền sau khi về hưu: “Dù có về hưu cũng vẫn phải làm. Vẫn phải kiểm điểm ở cơ quan kiểm tra của Đảng. Quan trọng là chúng ta phải xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”…

Trong quá trình đương nhiệm, đặc biệt với những người nắm giữ những trọng trách trong các cơ quan, đơn vị nhà nước có nhiều cơ hội hưởng những ''bổng lộc'' lớn bất thường, họ vẫn phải ráng kìm chế công khai sự giàu có để người xung quanh không nghi ngờ. Và dù ai cũng hiểu những gì họ kê khai trong những lần cán bộ, công chức bắt buộc kê khai tài sản chỉ là dối trá nhưng vì không có chứng cứ nên đành chịu.

Chỉ khi đã về hưu, đã "hạ cánh an toàn", người ta mới thấy những người trước kia vẫn lớn tiếng vỗ ngực về sự trong sạch của mình nay tậu nhà, đất, xây biệt thự khủng; mở công ty, doanh nghiệp tư nhân với vốn điều lệ lên đến vài chục tỉ đồng, thậm chí là hàng trăm tỉ đồng và để cho vợ, chồng, con cháu hoặc người thân đứng tên.

Khi những khối tài sản "khủng" tự nhiên phát sinh không rõ nguồn gốc, không rõ căn cứ so với những kê khai trước đây trong quá trình làm việc, tất nhiên dư luận có quyền nghi ngờ về sự bất minh của nó. Nhiều vụ, cơ quan chức năng đã phải vào cuộc, điều tra. 

Sự kiện nhiều báo như Vietnamnet, VTC, Dân Trí... lên tiếng về khối tài sản “khủng” của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền là một ví dụ. Với cương vị quan trọng có được khi ông Truyền còn đương nhiệm, người ta có quyền nghi ngờ khối tài sản ấy xuất phát từ những “bổng lộc” bất minh. Sự nghi ngờ đó dường như còn có thêm cơ sở vững chắc hơn khi hàng loạt thông tin về việc ông bổ nhiệm ồ ạt gần 60 cán bộ vào các vị trí cấp cao trong bộ máy thanh tra nhà nước trước khi nghỉ hưu.

Việc ông Truyền cũng như nhiều cán bộ cao cấp khác có dính líu tới nghi án tham nhũng, ăn hối lộ khi còn đương chức (như một số cán bộ của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam liên quan đến vụ án nhận hối lộ 16 tỉ đồng của Công ty JTC) vẫn bị cơ quan điều tra triệu tập để làm rõ trách nhiệm cho thấy về hưu chưa phải là có thể rũ bỏ hết trách nhiệm.

Minh Vũ (*)

(*) Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một công chức tại TP.HCM

>> Thẩm tra việc kê khai tài sản của Giám đốc Sở Tài chính Kon Tum
>> Kê khai tài sản chưa được coi là giải pháp phát hiện tham nhũng
>> Người có chức vụ, quyền hạn và vợ chồng con cái phải kê khai tài sản hằng năm
>> Tổng thanh tra Chính phủ: Tham nhũng diễn ra ở hầu khắp các lĩnh vực
>> Chống tham nhũng phải quyết liệt như chống ngoại xâm
>> Minh bạch tài sản: Dù về hưu cũng phải kiểm tra
>> “Ký đại” trước khi về hưu?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.