Vệ tinh Mỹ suýt ‘đụng độ’ vệ tinh Nga trên quỹ đạo

29/02/2024 12:53 GMT+7

Hai vệ tinh Mỹ và Nga hôm 28.2 suýt nữa gây ra thảm họa trên quỹ đạo trái đất khi tiếp cận nhau ở khoảng cách chưa đầy 20 m, Gizmodo đưa tin.

Vệ tinh Mỹ suýt ‘đụng độ’ vệ tinh Nga trên quỹ đạo- Ảnh 1.

Kết quả theo dõi của LeoLabs cho thấy nguy cơ trên quỹ đạo trái đất hôm 28.2

LEOLABS

Thời khắc thót tim đã xảy ra ở độ cao 608 km so với mặt đất, vào 13 giờ 30 trưa 28.2 (giờ Việt Nam), giữa vệ tinh TIMED của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và vệ tinh gián điệp Cosmos 2221 của Nga, theo công ty LeoLabs trụ sở ở California (Mỹ)

Trong đó, vệ tinh TIMED được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng lên quỹ đạo địa cầu năm 2001 để nghiên cứu mặt trời và thượng tầng khí quyển của trái đất. Còn vệ tinh Cosmos 2221 được phóng năm 1992 và hiện đã ngừng hoạt động.

LeoLabs cho biết 2 vệ tinh trên cách nhau chưa đầy 20 m vào hôm 28.2. Dựa trên tốc độ di chuyển trên thực tế của chúng là hơn 28.165 km/giờ, khoảng cách trên được mô tả là "ngàn cân treo sợi tóc".

Cả vệ tinh Mỹvệ tinh Nga trong trường hợp này đều thuộc đời cũ, không thể điều khiển từ xa, đẩy các nhà quan sát trên mặt đất vào tình trạng dõi theo trong vô vọng vì không thể can thiệp.

Trong thông báo chính thức, NASA xác nhận nếu xảy ra đụng độ trên quỹ đạo, 2 vệ tinh sẽ tạo ra đợt rác vũ trụ ở mức độ đáng kể, đe dọa những vệ tinh khác đang hoạt động ở quỹ đạo thấp của trái đất cũng như sự đi lại của các phi thuyền chở người.

Vì rác không gian, giới bảo hiểm phải e dè

Về phần mình, LeoLabs ước tính vụ va chạm giữa vệ tinh TIMED và Cosmos 2221 có thể tạo ra từ 2.000 đến 7.000 mảnh vụn theo dõi được bằng công nghệ truy vết của hãng.

Tính đến ngày 15.2, có khoảng 12.000 mảnh rác vũ trụ trên quỹ đạo thấp của trái đất. Vì thế sự cố nếu xảy ra có thể làm tăng số lượng này lên thêm 50%, theo tính toán của LeoLabs.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.