Đừng vội trách thanh niên

29/09/2012 03:05 GMT+7

Loạt bài Thanh niên trong vòng xoáy đô thị hóa đăng trên Thanh Niên các ngày 26, 27 và 28.9 đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc.

Hậu quả do đâu ?

Đô thị hóa vùng nông thôn đã giúp cho nhà nông có bạc tỉ, chuyện bình thường như mọi nơi trên đất nước chứ không riêng gì xã Tiền Phong, H.Mê Linh hay làng ven đô Dương Nội. Không còn ruộng đất thì họ sẽ làm gì để sống? Điều làm tôi ái ngại là mất dần đi những làng quê yên ả và những cánh đồng, thay vào đó là những bức tường bê tông, những quán ăn nhà hàng, những chỗ ăn chơi với những nam nữ tóc vàng, xanh, đỏ… Rồi sẽ nảy sinh ra tệ nạn xã hội. Hậu quả này do đâu khi không có một quy hoạch thông minh?

Vân (vanhiennguyen01@gmail.com)

Làm sao tránh khỏi

Làm sao tuổi trẻ tránh khỏi điều này khi tự nhiên có một đống tiền “xài cả đời không hết". Có tiền thì không thèm đi học, không chịu đi làm để rồi tiêm nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần tự đánh mất bản thân mình. Đây cũng do lỗi của gia đình, của xã hội chứ không riêng gì bản thân các em.

Phạm Liêm (phamtran_ngoc@hotmail.com)

Đừng vội trách họ

Trách gì lớp trẻ, bản thân các bậc phụ huynh ở những nơi đó cũng lóa mắt vì tiền. Họ là những người nông dân chất phác nay tự nhiên có một số tiền lớn. Họ sẽ chẳng biết phải sử dụng đồng tiền đó như thế nào cho hiệu quả. Từ đó dẫn đến xài tiền phung phí, rồi dẫn đến các tệ nạn là khó tránh khỏi.

Lê Minh (gigacounter@yahoo.com)

Sẽ phải trả giá đắt

Đô thị hóa là quy luật phát triển tất yếu, tuy nhiên nếu cứ thu hồi đất, đền bù cho nông dân một cục tiền và bỏ mặc họ tự lo liệu thì trước sau gì chúng ta cũng sẽ phải trả giá đắt.

Thu Mai (thumai61@yahoo.com.vn)

 Nguyễn Văn Hòa
Trách nhiệm đầu tiên là của gia đình, nếu gia đình biết cách quản lý tiền, không giao nhiều tiền rồi bỏ mặc các em muốn làm gì cũng được thì làm sao các em có thể hư hỏng.

Nguyễn Văn Hòa (Q.1, TP.HCM)

 Phạm Ngọc Quý
Phải hướng dẫn cho thanh niên ở những vùng nông thôn đô thị hóa để nâng cao ý thức của họ, cũng như hướng dẫn họ về học hành, về công ăn việc làm để họ khỏi bị mất phương hướng. 

Phạm Ngọc Quý (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)

 Nguyễn Thị Kim Thảo
Cần phải thay đổi suy nghĩ của những thanh niên này, không chỉ bằng cách tuyên truyền mà phải lập những dự án thiết thực tạo ra công việc cho họ, cũng như giúp họ biết cách sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả nhất.

Nguyễn Thị Kim Thảo (Q.Thủ Đức, TP.HCM)

Hải Nam (thực hiện)

Ban CTBĐ
(tổng hợp)

>> Thanh niên trong vòng xoáy đô thị hóa
>> Thanh niên trong vòng xoáy đô thị hóa: Cơn bão “đỏ đen”
>> Thanh niên trong vòng xoáy đô thị hóa - Kỳ 3: Để thích nghi với nhịp sống mới 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.