TNO

Hai tàu Gepard thứ 5, 6 của Việt Nam sẽ trang bị tên lửa Klub-K

29/04/2016 08:00 GMT+7

(Tin Nóng) Hai tàu hộ tống lớp Gepard 3.9 thứ 5 và 6 của Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Klub-K phóng từ container thay vì tên lửa Uran-E như 4 tàu Gepard trước đó, theo đại diện Nhà máy đóng tàu Maxim Gorky ở Zelenodolsk, cộng hoà Tatarstan, Nga.

(Tin Nóng) Hai tàu hộ tống lớp Gepard 3.9 thứ 5 và 6 của Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Klub-K phóng từ container thay vì tên lửa Uran-E như 4 tàu Gepard trước đó, theo đại diện Nhà máy đóng tàu Maxim Gorky ở Zelenodolsk, cộng hoà Tatarstan, Nga.

Hệ thống tên lửa Klub-K trong container 40 feet tại một triển lãm quốc phòng của Nga

Cổng thông tin điện tử Tatarstan ngày 27.4 cho biết tại lễ hạ thuỷ tàu chiến Gepard 3.9 thứ 3 của Hải quân Việt Nam, ông Alexander Karpov, phó tổng giám đốc thứ nhất của Nhà máy nói rằng hiện tại việc đàm phán đặt đóng cặp tàu chiến Gepard 3.9 thứ ba của Việt Nam đang diễn ra tốt đẹp và hai tàu Gepard thứ 5 và 6 này sẽ trang bị hệ thống tên lửa Klub-K phóng từ container.

Hai tàu Gepard thứ 3 và 4 đang đóng cho Hải quân Việt Nam, ngoài hệ thống tên lửa Kh-35 Uran-E còn trang bị các vũ khí săn ngầm, theo Nhà máy.

Hai tàu Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam là chiếc Đinh Tiên Hoàng khởi công ngày 10.7.2007, Lý Thái Tổ đóng ngày 28.11.2007. Tàu Đinh Tiên Hoàng làm lễ gia nhập Hải quân ngày 5.3.2011 và đến ngày 22.8.2011 là tàu Lý Thái Tổ.

Tháng 9.2013, Nhà máy Gorky bắt đầu đóng 2 tàu Gepard thứ 3 và 4 cho Hải quân Việt Nam, dự kiến lần lượt bàn giao vào năm 2017 và 2018, có chậm từ 8-9 tháng so kế hoạch do chậm trễ về vấn đề động cơ turbin khí từ Ukraine.

Theo trang tin Business Online (Tatarstan), tuy Nhà máy Gorky lạc quan về việc sẽ đạt được hợp đồng đóng tiếp cặp tàu Gepard thứ 3 cho Việt Nam, nhưng chuyên gia hải quân Dmitry Glukhov ở St. Petersburg dè dặt cho rằng Việt Nam có thể không để chung trứng trong một rổ, trong khi Hà Lan chào mời cung cấp tàu hộ tống lớp Sigma. Còn chuyên gia nghiên cứu hải quân Prokhor Tebin từ Moscow nhận định có thể Việt Nam sẽ chỉ đặt đóng 4 tàu Gepard và đặt tiếp 4 tàu Sigma.

Tuy nhiên nếu lắp đặt hệ thống tên lửa Klub (bản xuất khẩu của tên lửa Kalibr, từng chứng tỏ uy lực qua việc hải quân Nga sử dụng để tấn công quân IS ở Syria) lên tàu Gepard thì có lẽ Việt Nam quan tâm nhiều hơn thay vì dùng loại tên lửa Uran, theo ông Prokhor. Và ông cho rằng tàu Gepard gắn tên lửa Klub-K sẽ có khả năng cao đạt được hợp đồng với Việt Nam.

Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ ba của Việt Nam hạ thuỷ ngày 27.4.2016 ở Zelenodolsk, CH tatarstan, Nga. Tàu này cùng chiếc sắp hạ thuỷ được trang bị vũ khí săn ngầm - Ảnh: Nhà máy Maxim Gorky

Về vấn đề động cơ cho cặp tàu Gepard thứ ba này, tổng giám đốc Viện thiết kế tàu chiến Zelenonolsk cho hay sẽ không dùng động cơ của Ukraine mà dùng của nhà cung Hiện các tàu tên lửa cũng như tàu chiến Gepard 3.9 của Việt Nam trang bị hệ thống tên lửa Kh-35 Uran, dùng tấn công tàu mặt nước, tầm bắn tối đa 130 km. Còn tàu ngầm lớp Kilo 636 được trang bị hệ thống tên lửa Klub, phóng các tên lửa hành trình có thể tấn công tàu chiến lẫn các mục tiêu trên đất liền, tầm bắn từ 15 km đến 290 km.

Nếu trang bị hệ thống tên lửa Klub, các tàu tên lửa của Việt Nam sẽ tăng thêm sức mạnh khi có thể tiêu diệt tàu chiến lẫn tấn công các mục tiêu trên đất liền ở khoảng cách xa gấp đôi tầm bắn của hệ thống Uran hiện tại.

Nếu đạt được thoả thuận, Nhà máy Gorky sẽ trang bị hệ thống tên lửa Klub-K cho 2 tàu Gepard thứ 5 và 6 của Việt Nam - Ảnh: kazanreporter

Tập đoàn OKB Novator (ở Ekaterinburg, Nga) thiết kế phát triển hệ thống tên lửa này, gồm các phiên bản Klub-N trang bị cho tàu nổi, Klub-S cho tàu ngầm, Klub-M bố trí trên đất liền (loại giàn phóng cơ động), và Klub-K đặt trong container có thể bố trí trên tàu thuyền hay xe tải, xe lửa…

Tên lửa của hệ thống Klub có thể mang đầu đạn nặng từ 200 - 450 kg, tầm bắn từ 15 - 290 km.

Klub-K (hãng AGAT, Nga sản xuất) là hệ thống phóng tên lửa được đặt trong 1 container 20 hoặc 40 feet, bao gồm dàn phóng có 4 ống phóng và bộ phận điều khiển. Do đặt trong container nên hệ thống này rất linh hoạt, có thể bố trí trên tàu (tàu chiến, tàu hàng container…), trên xe tải hoặc trên xe lửa, trông như một container bình thường.

Sơ đồ một hệ thống tên lửa Klub-K trong container 40 feet

Tên lửa Klub-K trong container 20 feet do AGAT (Nga) sản xuất

Đồ hoạ hệ thống tên lửa Klub-K trong 2 container bố trí trên tàu đổ bộ

Tàu tên lửa Hạm đội Caspi (Nhà máy Maxim Gorky đóng) phóng tên lửa Klub bay xa 1.500 km diệt quân IS ở Syria, cuối năm 2015 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Klub-K được thiết kế để phóng tên lửa hành trình tấn công tàu chiến hoặc các mục tiêu trên đất liền. Klub-K hoàn tất thử nghiệm vào tháng 8.2012, có thể bắn các loại tên lửa hành trình chống hạm (tên lửa 3M-54KE, 3M-54KE1, Kh-35) và tên lửa hành trình diệt mục tiêu trên đất liền (loại 3M-14KE, Kh-35UE). Tên lửa diệt mục tiêu trên đất liền của Klub-K có tầm bắn xa từ 220 đến 300 km.

Hồi năm 2010, tạp chí Jane's ước tính 1 hệ thống tên lửa Klub-K trong container 40 feet có giá từ 10 - 20 triệu USD, và nhận định về tên lửa Klub-K: Đó là sát thủ của tàu sân bay.

Xem video clip giới thiệu hoạt động của hệ thống tên lửa Klub-K:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.