Tình báo Mỹ: Trung Quốc bí mật thử nghiệm hệ thống tên lửa đường sắt

22/12/2015 21:08 GMT+7

Các cơ quan tình báo Mỹ phát hiện Trung Quốc đã thử nghiệm hệ thống tên lửa đặt trên các đoàn tàu lửa để phóng tên lửa tầm xa Đông Phong (DF-41) có khả năng bắn trúng các mục tiêu ở khắp nước Mỹ.

Các cơ quan tình báo Mỹ phát hiện Trung Quốc đã thử nghiệm hệ thống tên lửa đặt trên các đoàn tàu lửa để phóng tên lửa tầm xa Đông Phong (DF-41) có khả năng bắn trúng các mục tiêu ở khắp nước Mỹ.

Một xe lửa chở tên lửa hạt nhân thời Liên Xô - Ảnh: WikipediaMột xe lửa chở tên lửa hạt nhân thời Liên Xô - Ảnh: Wikipedia
Các quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ vụ phóng thử DF-41 từ bệ phóng đặt trên toa tàu xe lửa được phát hiện vào ngày 5.12 tại phía tây Trung Quốc, theo trang tin The Washington Free Beacon (Mỹ) ngày 21.12.
Tuy nhiên, người phát ngôn Lầu Năm Góc Bill Urban từ chối bình luận thông tin trên, và cho biết: “Chúng tôi không bình luận về những loại vũ khí này, nhưng chúng tôi luôn theo dõi sát sao chương trình hiện đại hóa vũ khí của Trung Quốc”.
Trung Quốc được cho là sở hữu công nghệ hệ thống tên lửa đường sắt từ Ukraine, đó chính là loại tên lửa SS-24 do Ukraine thiết kế thời Liên Xô. Hệ thống SS-24 từng được ví là “tàu ngầm hạt nhân trên cạn”, theo báo cáo Dự án Kiểm soát Vũ khí châu Á của Đại học Georgetown (Mỹ).
Các chuyên gia quân sự cho hay hệ thống tên lửa đường sắt của Trung Quốc được phát triển dựa trên SS-24.
“Tên lửa SS-24 có thể mang theo 10 đầu đạn và có tầm bắn lên đến 10.000km, tương đương với tên lửa DF-41 của Trung Quốc”, chuyên gia Rick Fisher thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), cho hay.
Ông Phillip A. Karber, chuyên gia quốc phòng đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận Potomac Foundation (Mỹ), cho hay tổ chức của ông gần đây thông qua các hình ảnh vệ tinh đã phát hiện DF-41 được phóng thử nghiệm tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Toa tàu dùng để phóng tên lửa Đông Phong (DF-41) - Ảnh: Dự án kiểm soát vũ khí châu Á
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang mở rộng hệ thống đường ray xe lửa và phát triển hệ thống đường hầm để bảo vệ các hệ thống tên lửa đường sắt.
“Những toa tàu xe lửa đội lốt xe lửa chở khách cùng với các đường hầm để đảm bảo nạp thêm tên lửa, giúp hệ thống tên lửa đường sắt khó bị phát hiện về vị trí cũng như số lượng”, ông Karber cho hay.
Theo ông Karber, dự án phát triển hệ thống tên lửa đường sắt của Trung Quốc lần đầu tiên được phát hiện cách đây bốn năm và Bắc Kinh được cho là đã xây dựng 2.000 km đường sắt phục vụ dự án này.
“Chúng tôi cũng đã chứng kiến những hình ảnh về những đường hầm lớn có sức chứa đến ba hệ thống tên lửa đường sắt”, ông Karber nói.
Theo ông Fisher, Mỹ có thể khó truy vết được các hệ thống tên lửa đường sắt của Trung Quốc do nước này hiện có 120.000 km đường sắt, bao gồm 16.000 km đường sắt cao tốc. Đường sắt cao tốc giúp DF-41 được đến vị trí cần thiết để phóng nhanh chóng mà khó bị theo dõi.
Tên lửa DF-14, phóng từ bệ phóng di động trên xe tải hoặc xe lửa, sẽ giúp Trung Quốc tăng cường khả năng tiến hành những cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu ở khắp nước Mỹ, theo ông Fisher.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.